Điều trị loạn năng khớp thái dương hàm (TMD)

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm là triệu chứng bệnh nhân thường bị tình trạng đau ở khớp xương thái dương. Vị trí khớp thái dương ở hai khớp gần vị trí tai của bạn. Khớp xương này với các cơ, dây chằng cho cơ hàm đóng và mở để thực hiện các cử động như nói, ăn và nuốt.

Bệnh rối loạn khớp thái dương là một trong những căn bệnh thường đi kèm với các cơn đau quang khớp hàm và khi thực hiện các cứ động như nhai và nuốt. Nhiều người thường nghĩ đây là bệnh viện họng hoặc đâu răng gây ra. Nhưng không phải nhé, triệu chứng này là do có vấn đề về triệu chứng các cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hoạt động sai lệch, nên gây ra triệu chứng đau nhức.

Cơ đau cũng có thể đến khi nhai, bạn có nghe tiếng lách cách khi bạn mở miệng và không thể mở hàm ra hoàn toàn được.- Các triệu chứng bao gồm đau đầu, đau tai, đau miệng, mặt và cảm thấy bị ù tai….

– Đối với các bệnh nhận khi gặp các triệu chứng này nên đến phòng khám để được các BS tư vấn kịp thời.

Các nguyên nhân thường dẫn tới triệu chứng bệnh rối loạn thái dương hàm.

– Có thể do bạn cắn chặt hàm, nghiến răng và cũng có thể khi bạn bị căng thẳng- Răng mọc lệch lạc và mọc không khớp với nhau.

– Bệnh rối loạn khớp thái dương, có thể gây ra hậu quả khó lường nếu bạn không kịp thời điều trị như, có thể bị viêm khớp, chấn thương hàm, đầu và cổ.

Bệnh rối loạn thái dương hàm , đều xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì phần lớn những người mắc triệu chứng này là nữ giới dậy thì và mãn kinh.
Những bệnh nhân thường mắc phải rối loạn khớp thái dương hàm là phụ nữ và thường nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.
Phương pháp điểu trị bệnh rối loạn thái dương hàm.
Bs sẽ chuẩn đoán dựa trên những triệu chứng và kiểm tra hàm và mặt, có thể chụp x-quang. Các xét nghiệm khác và nội soi khớp vùng bị đau có thể thực hiện.
Đối với một số bệnh nhân, triệu chứng rối loạn khớp thái dương có thể tự biến mất. Những người khác có thể cần phải được điều trị bằng thuốc, hay phẩu thuật nhỏ…
Các vấn đề về răng, hàm có thể khắc phục bằng niềng răng hoặc đặt đĩa cắn để ngăn bạn nghiến răng.
Rất hiếm các trường hợp khi cần đến phẫu thuật hàm, khi cơ đau của bạn quá nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *